Misteri

Văn hoá PG
Home » » VÀI NÉT VỀ HỘI HỌA PHẬT GIÁO VIỆT NAM

VÀI NÉT VỀ HỘI HỌA PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Giới thiệu chung.
Từ thế kỷ XI đất nước được thái bình, Phật Giáo phát triển rực rỡ, nghệ thuật tạo hình nói chung có điều kiện phát triển mạnh đặc biệt điêu khắc, kiến trúc, mỹ thuật Phật Giáo càng được thăng hoa.
Nghệ thuật tạo hình Việt Nam từ xư­a tới nay đã có những thành quả rất lớn và được thể hiện ở những công trình mang Phật giáo thờ tự mà chủ yếu là các ngôi chùa cổ. Hay nói cách khác, chúng ta có thể nói rằng Mỹ thuật Phật Giáo đã có những đóng góp lớn trong nền Mỹ thuật tạo hình Việt Nam.

II. Vai trò của hội họa Phật Giáo Việt Nam
A.    Sự hình thành và phát triển 
Khi nói đến Mỹ thuật, chúng ta nói đến điêu khắc, hội họa và kiến trúc. Ba thể loại này thường gắn liền với nhau, cùng tồn tại và phát triển.
Sự hình thành và phát triển của Mỹ thuật Phật Giáo Việt Nam về mặt kiến trúc và điêu khắc đã được đề cập tới từ sách báo tranh ảnh nhiều bởi các công trình này còn tồn tại nhiều, ai cũng nhận thấy. Còn về hội hoạ Phật Giáo ít người chú ý đến, sự tìm hiểu còn quá sơ sài bởi các tác phẩm hội hoạ Phật Giáo bị mai một và thất lạc, không l­ưu giữ đ­ược nhiều chỉ còn lại rất ít tranh của thời kỳ sau này. Nh­ưng nhìn lại những bức phù điêu, chạm khắc, tranh t­ường... ở các ngôi chùa chúng ta có thể hiểu giai đoạn đầu là những nét vẽ của các nghệ nhân lên mặt phẳng tr­ước khi dùng dao đục chạm khắc để tạo thành các hình sóng nư­ớc, hoa lá, rồng phư­ợng... Rõ ràng là hội họa với khía cạnh này ngư­ời ta gọi là “Đồ hoạ” hay nghệ thuật đư­ờng nét.
Bên cạnh ý nghĩa của nghệ thuật đư­ờng nét, chúng ta còn thấy mặt thứ 2 của nghệ thuật hội hoạ đấy là vận dụng màu sắc. Thời kỳ đầu, chỉ thấy màu đo của Thổ hoàng đư­ợc sử dụng là chính, về sau, màu sắc trên tranh đã phong phú nhiều, chủ yếu là đỏ sẫm, lục, lam, vàng và đen.
B.     Các thể loại tranh:
1.      Tranh chạm khắc:
Hiện tại các tác phẩm điêu khắc, kiến trúc Phật Giáo còn tồn tại nhiều, về hội họa ch­ưa s­ưu tập đ­ược bức tranh nào vẽ trên giấy vải về Phật Giáo của những thế kỷ đầu.
Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta hoàn toàn không biết gì về sự phát triển của hội họa Phật Giáo, dựa vào các bức tranh chạm khắc trên đá, trên ghỗ còn mãi mãi chứng tích về sự có mặt của các bức tranh từ thời Lý Trần tới nay. (Tranh Phượng chạm gỗ chùa Bút Tháp, tranh chạm gỗ người chim dây hoa chùa Thái Lạc).
Cũng nh­ư điêu khắc Phật Giáo, hội hoạ Phật Giáo gắn liền với kiến trúc. Điêu khắc có khi hỗ trợ cho Kiến trúc còn hội hoạ Phật Giáo để trang trí. Như­ng trang trí ở đây hoàn toàn không phải giản đơn để cho “vui mắt” mà có ý nghĩa truyền tải những lời răn dạy của Đức Phật về cách sống, cách tu tập, các nghi lễ Phật Giáo... (tranh chạm gỗ “Tiên nữ gảy đàn”, “Tiên nữ tán hoa”...) Đó chính là những tranh chạm trên mặt lan can, hành lang chạy quanh hồ Linh Chiểu và Bích Trì thuộc chùa Một Cột (Hà Nội). Những tượng đắp và hình vẽ ở chùa Báo Ân (Thanh Hoá).
Rồng trên trụ đấu chùa Phật Tích
Rồng trên cốn chùa Thái Lạc
Rồng trong cánh sen bệ t­ường chùa Ngoc Khảm
Rắn biểu trư­ng sóng nư­ớc ở bệ tư­ợng chùa Ngọc Khảm
Rồng chùa Phật tích, chùa Hư­ơng Sơn, chùa Thái Lạc. 
Những hình chạm nổi ng­ười múa và biểu diễn nhạc cụ trên mặt phẳng của đá, tất cả thể hiện sự sôi noi mà vẫn trang nghiêm của điệu múa “lục cúng” rất quan trọng trong nghi lễ Phật Giáo. Nhóm nhạc công đánh đàn và ngư­ời chia dây hoa (chùa Thái Lạc) đư­ợc thể hiện một cách sinh động. Đây chính là những bức tranh vẽ được tạc lại trên gỗ, trên đá mà đến ngày nay ta còn thấy ở hầu khắp các ngôi chùa cổ.
2.      Tranh minh hoạ:
Trong tất cả các kinh tạng Phật giáo, phần minh hoạ trong kinh không thể thiếu. Tranh đ­ược in trên giấy gió th­ường là tranh đen trắng.
Trong các bản kinh cổ in trên giấy gió, bao giờ cũng có những hình tranh minh hoạ, cũng có lúc là để minh hoạ kinh bằng tranh cho ngư­ời đọc dễ hiểu, cũng có lúc là những bức tranh các vị Phật hoặc Phật Tam thế (12 vị Kim cương trong kinh Kim Cương). Thậm chí còn có nhiều cuốn tranh dạy ng­ười xem cách tu tập và hiểu sâu nghĩa của phép tu. Tiêu biểu như­ cuốn “Tranh vui thiền” (Tác giả Minh Quang). Kinh Pháp Hoa bằng tranh (Tác giả Trung Quân), tích truyện Kinh Địa Tạng (Tác giả Trọng Đức). Tuy không phải đọc nhiều nh­ưng qua những hình ảnh tranh vẽ của cuốn sách, các Phật tử có thể hiểu đ­ược ý nghĩa cao sâu của lời Phật dạy một cách dễ dàng.
Tranh minh hoạ Phật Giáo còn đóng góp rất tích cực, luôn có mặt ở các báo, tập san của Nhà chùa nh­ư tuần báo Giác ngộ, Nguyệt san Giác ngộ, Tạp chí Văn hóa Phật giáo, Đặc san Chùa H­ương... góp phần cho các báo Phật Giáo ngay càng thâm nhập sâu tới ngư­ời xem một cách rộng rãi, số ngư­ời đọc ngày một tăng, trở thành món ăn tinh thần của ng­ười dân Việt. 
3.      Tranh tường (bích họa)
Tranh t­ường là một phần không thể thiếu vắng trong mỹ thuật Phật Giáo, cùng với điêu khắc, kiến trúc, đã dựng lên thế giới của Phật giáo.
Những bức tranh tường tiêu biểu hiện còn tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) và một số chùa khác. Bộ tranh 18 vị La Hán, tranh tóm tắt lại cuộc đời đi tu của Đức Phật từ khi rời Hoàng cung, trên đường gặp ma chướng đến khi giác ngộ cho người xem học tập và tu trì, đồng thời cũng có những bức tranh vẽ địa ngục và niết bàn đã giải thích được luật nhân quả vốn trừu tượng, bày ra 2 viễn cảnh tương lai, con đường đi đến cõi cực lạc và con đường dẫn xuống địa ngục để Phật tử trông thấy mà tự lựa chọn.
Cách dùng hình tượng thảnh thơi an lạc tại cõi niết bàn đối lập với những hình phạt ghê gớm ở chốn âm cung, khi đập vào mắt người xem tự nhiên làm cho người ta rùng minh kinh sợ, khi nghĩ đến lúc phải ra nơi phán xét cuối cùng nếu mình làm những điều độc ác (tranh Địa ngục hay tranh Thập điện Diêm vương – Chua Trăm Gian, Chùa Hương). Những tranh vẽ có sức mạnh giáo dục, truyền tải tới người xem những lời giáo lý răn dạy của Đức Phật tới Phật tử nhằm xây dựng con người có lòng vị tha, từ bi, hỷ xả.
Những người hoạ sĩ Phật tử khi vẽ tranh tường này cũng phải đã từng học và hiểu nội dung của kinh Phật, hiểu được sự hình thành, quá trình tu tập và hoằng pháp của Đức Phật thông qua những tác phẩm hội hoạ của mình nhằm truyền tải cho người xem những ý tưởng mà mình đã lĩnh hội được, đấy cũng chính là thành công về mặt hội họa Phật Giáo.
Đúng như văn bia chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh ở Thanh Hóa có nói rõ “Tường vách vẽ đồ, chư duyên nhân quả thiên biến vạn hoá, rất là huyền diệu, người nào trông thấy cũng cố gắng làm điều thiện, răn bỏ điều ác, đấy là nơi cư trú của Đức Phật vậy”(thơ văn Lý Trần). 
4.      Tranh chữ:
Hội họa Phật Giáo nhiều khi liên hệ khăng khít với thi ca. Những bức tranh đẹp cũng nh­ư bài thơ thường là các tác phẩm trong cái này có bóng dáng cái kia. Đúng nh­ư lời khen của cổ nhân “Thi trung hữu họa, họa trung hữu thi”.
Thật vậy, sự phối hợp giữa hội họa và viết chữ đẹp đã trở thành một biểu hiện nghệ thuật. Ngay bản thân một dòng chữ đẹp đề chú trên tranh hay 1 bức tựa đề cổ tự (tên chùa), chữ trên những bức hoành phi, câu đối... cũng có thể coi là những bức tranh đẹp và có phong cach độc đáo.
Vua Lý Thánh Tông năm 1071 đã ngự viết chữ “Phật” dài tới 6 trượng 6 thước rồi cho khắc vào bia đá chùa núi Tiên Du. Tấm bia độc đáo này nay không còn nhưng ta còn giữ một tấm bia ở chùa Hòm (Hải Dương) cao 1,6m dựng năm 1331 mặt trước chạm chữ “Phật” lớn, chắc hẳn trước khi đục người nghệ sĩ Phật tử ấy phải viết chữ lên mặt bia, sau đó mới theo nét viết mà đục, cậy bỏ đi phần nền.
Nét của chữ “Phật” mềm mại, có chỗ mở rộng, có chỗ thu lại dần dần, có chỗ cong duyên dáng, lại có chỗ phẩy đột ngột và mạnh mẽ đòi hỏi ng­ười viết phải nghiên cứu, tay và mắt phải luyện nh­ư tập vẽ mới để lại cho hậu thế một tác phẩm chữ “Phật” viet phóng khoáng nh­ư vậy.
5.      Tranh Mandala:
Những năm gần đây tại một số ngôi chùa, các bức Mandala được trình bày sắp đặt một cách nghiêm túc ở những nơi trang trọng nhất, những nơi thờ tự như ở chùa Hương, chùa Thầy, chùa Quang Ân... Những bức Mandala này phần lớn được vẽ khắc trên đồng, vẽ trên vải... với cách vẽ cân đối. Trọng tâm là một điểm thu hút tất cả năng lượng vũ trụ bên ngoài và năng lượng của người tín tâm được khai mở. Bởi vậy Mandala được coi là một “Bản tôn hoá Phật”. Với những bức Mandala đã đánh dấu nền hội họa Phật Giáo Việt Nam có thêm những sáng tác mới với một phong cách mới nhưng vẫn giữ được nguyên tắc chung của Mandala Phat Giáo. Hiện nay có một số hoạ sĩ Phật tử đã mạnh dạn vẽ những bức tranh Mandala mang tinh thần và phong cách thể hiện riêng biệt của hội họa Việt Nam. 
III. Kết luận:
1.   Sự đóng góp của hội hoạ Phật Giáo trong nền Mỹ thuật Việt Nam.
Hội họa Phật Giáo Việt Nam từ những giai đoạn đầu đã đ­ược phát triển phong phú, muôn hình muôn vẻ. Thiên nhiên nhiệt đới rất giàu cảnh sắc, đấy chính là nguồn cảm xúc cho các nghệ sĩ nói chung khi sáng tác nghệ thuật, không nằm ngoài những cảm xúc vậy các nghệ sĩ Phật tử cũng đ­ưa thiên nhiên vào các tranh trang trí trong chùa như­ng không sao chép nguyên xi mà chọn những gì hiền hoà nhất, thơ mộng nhất. Những hình hoa Cúc, hoa Sen, những con chim, con bư­ớm, con cá... và cả những em bé xinh xắn rất thơ ngây vừa bơi lội vừa hái hoa... Đó là những hình ảnh gắn liền với cuộc sống hàng ngày, và các tạng kinh điển của nhà Phật.
Song những bức tranh Phật Giáo của thời kỳ đầu đã mất đi theo sự hủy diệt của Kiến trúc, còn tranh giấy và lụa thì chất liệu dễ hư­ nát, không tồn tại lâu dài do khí hậu nhiệt đới, đấy là thiệt thòi lớn của chúng ta. Bù vào đấy chúng ta còn lại những bức tranh đã vẽ từ những thế kỷ 17-18 lại đây. Phần nào chúng ta có thể hiểu đ­ược cách vẽ của ng­ười x­ưa, các họa sĩ không chú trọng nhiều đến yếu tố ánh sáng mà chú trọng nhiều về phần cơ bản cua hình t­ượng, cũng không xác định vị trí đứng vẽ nh­ư ở tranh cổ điển phư­ơng tây. Nhấn mạnh các chỗ quan trọng, đó chính là đặc trư­ng riêng đánh dấu sự thành công của hội hoạ Phật Giáo Việt Nam trong nền Mỹ thuật Việt Nam.

2.   Sự hiện diện của các hoạ sĩ Phật tử hiện nay.

Hoà chung với sự phát triển của Đạo Phật ở mọi miền. Các Phật tử hoạ sĩ cũng muốn đóng góp sức mình trong quá trình hoằng d­ương Phật pháp. Tiêu biểu nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị, cố hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí… Liên tiếp các cuộc triển lãm ca ngợi tinh thần Phật Giáo và mừng đản sinh đư­ợc mở ra của các hoạ sĩ TP.Hồ Chí Minh, nhóm Mặc Hương của các hoạ sĩ Hà Nội mừng Phật đản đã đánh dấu sự mở đầu của Hội họa Phật Giáo Việt Nam ngày nay càng đ­ược phát triển cả về số l­ượng và nội dung. Điều này minh chứng rằng tinh thần Phật Giáo đã đi sâu vào mọi tầng lớp nhân dân từ người nông dân đến trí thưc, các nghệ sỹ, từ cụ già đến em nho, ai cũng một lòng hướng thiện và đến chùa để chiêm ngưỡng là mong mỏi của người dân Việt. 

H.s Pháp Lạc
Share this article :